Tâm lý của nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng: giờ vẫn còn trẻ, còn sức khoẻ.. phải tranh thủ làm hết sức, kiếm thật nhiều tiền, phải cho con được học hành ở những môi trường tốt nhất, không thua sút bạn bè. Tuy nhiên, bạn có biết rằng nếu là một nhà đầu tư khôn ngoan bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ món hời “đầu tư vào giai đoạn vàng phát triển của trẻ”
Đầu tư ở đây nó không chỉ nằm ở giá trị vật chất, mà cả những thứ như thời gian, sự quan tâm, những khoảnh khắc vui chơi cùng trẻ…
GIAI ĐOẠN VÀNG ĐẦU TƯ VÀO TRẺ MÀ BẠN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- James Heckman- người đạt giải Nobel Kinh Tế năm 2000, từng khẳng định: Đầu tư vào sự phát triển của trẻ là khoản đầu tư không bao giờ lỗ, 1 lời 7, còn hời hơn khoảng lời về kinh tế của nước Mỹ trong những năm 1945-2008. Nhà đầu tư thông minh nhất là những người cha, người mẹ biết cách đầu tư sớm cho con của họ. Theo TS. Monica, ĐH Tennessee, Mỹ, giai đoạn 5 năm đầu đời là thời điểm vàng rất đáng để đầu tư vì nó chứa đựng rất nhiều giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ gồm: 2 thời điểm tăng nhanh vượt trội của chiều cao ở cả bé gái và bé trai, 90% kích thước não bộ sẽ được hình thành, hệ miễn dịch cơ bản được hoàn thiện, và chức năng điều hành cấp cao của não bộ cũng được kích hoạt tại 2 tuổi…
THÀNH PHẦN ĐẦU TƯ BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Đầu tư khôn ngoan là bạn cũng cần hiểu nên đầu tư như thế nào ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Thành phần đầu tư không hẳn chỉ là tiền, mà còn có thời gian vui chơi và nói chuyện của bạn với trẻ, đầu tư vào dinh dưỡng đa dạng và toàn diện, sự rộng rãi của bạn trong việc cho trẻ không gian để đưa ra quyết định và cùng trẻ giải quyết vấn đề theo hướng củng cố và phát triển.
Đây là những khoản đầu tư quan trọng trong giai đoạn này
1. DINH DƯỠNG
Theo kết quả nghiên cứu Massen, bạn bỏ 1 đồng vào giai đoạn này sẽ lãi 5 đồng ở độ tuổi sau đó. Nói cách khác, trẻ giảm 5 lần bị bệnh và thiếu hụt dinh dưỡng, giảm 5 lần thời gian chống đối với bạn trên bàn ăn và tăng 5 lần cơ hội bước vào giai đoạn sau với sự phát triển tối đa về thể chất, chiều cao.
- Cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể ngay từ lúc mới sinh, duy trì sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến 2 tuổi nếu có thể.
- Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, không nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ trước 1 tuổi, tránh dụ dỗ hay ép trẻ ăn, tránh các yếu tố sao nhãng như TV, ipad, đồ chơi hay bế rong khi ăn.
- Giúp trẻ ăn đúng cấu trúc thức ăn theo độ tuổi để giúp trẻ học nhai và phát triển đa dạng vị giác trước 18 tháng tuổi.
- Giới thiệu đa dạng nguồn đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… cũng như rau củ quả trong bữa ăn của trẻ nhằm gia tăng các vitamin khoáng quan trọng cho sự phát triển của trẻ như vitamin A, sắt, kẽm, canxi.
- Trẻ nên bổ sung vitamin D 400UI/ngày. Vitamin D cần cho quá trình hấp thu canxi từ thực phẩm cũng như giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương và chiều cao ở trẻ. Khi nói đến sự phát triển xương, gần đây, vitamin K2 cũng được biết đến vai trò hỗ trợ vitamin D trong việc giúp canxi được hấp thu và sử dụng hiệu quả trong quá trình phát triển xương. Vitamin K2 có thể được tìm thấy ở 1 số thực phẩm như đậu nành lên men Nhật Bản (natto), một số loại sữa chua, phô mai, nấm ăn… Những thực phẩm này thích hợp giới thiệu trong các bữa phụ lành mạnh cho trẻ.
Với trẻ nhỏ, vitamin D nên chọn dạng nhỏ giọt hoặc dạng xịt đúng liều để gia tăng hấp thụ cũng như tiện lợi khi dùng. Một số dạng vitamin D dạng xịt cho trẻ nhỏ có kết hợp thêm thành phần vitamin K2 như sản phẩm WHY Kid Vitamin K2 và D3 của Anh Quốc cho thấy sự thuận tiện trong việc bổ sung cùng lúc cả hai hợp chất này.
- Hạn chế các thức ăn không lành mạnh chứa nhiều đường, chất béo không tốt từ bánh kẹo, nước ngọt, bim bim… Những thực phẩm này rất dễ gây thừa cân béo phì. Nếu thừa cân béo phì ở giai đoạn nhạy cảm này sẽ gia tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe của trẻ ở giai đoạn sau.
2. ĐẦU TƯ GIÁO DỤC, TƯƠNG TÁC VÀ TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ
Theo nghiên cứu của Heckman, bạn bỏ 1 đồng sẽ lãi 6 đồng khi nói về đầu tư giáo dục và trò chuyện với trẻ. Trẻ được đầu tư tốt về tương tác và giáo dục, trẻ có cơ hội phát triển tăng 6 lần về thành công và hạnh phúc trong việc chọn đúng nghề nghiệp và ước mơ của mình. Đây là những điều bạn được khuyên nên làm với trẻ:
- Dành thời gian cho trẻ nằm sấp khi vui đùa sau khi sinh tầm 10-15 ngày, trò chuyện và cười với trẻ mỗi khi trẻ giao tiếp với bạn.
- Đọc sách cho trẻ nghe từ 3 tháng tuổi.
- Khi cho trẻ bú, hãy nói chuyện với trẻ hoặc hát ru cho trẻ nghe.
- Cùng trẻ tự làm 1 trò chơi, cùng chơi với trẻ.
- Khi trẻ từ 1-4 tuổi, hãy cho trẻ quyết định chọn cách chơi như thế nào trong các hoạt động chơi cùng bé. Hỏi trẻ những câu hỏi để trẻ diễn giải thêm về các hoạt động vui chơi.#
- Dẫn trẻ ra công viên, khu công cộng hơn là cho trẻ Ipad hoặc điện thoại để chơi 1 mình.
- Dẫn trẻ đến các khu vui chơi có sự tham gia của các bé khác, tạo điều kiện cho tương tác xã hội được phát triển sớm khi bé bước sang 2 tuổi.
- 3 tuổi là thời điểm quan trọng có thể giúp trẻ làm quen với ngoại ngữ dưới dạng vừa học vừa chơi
- 5 tuổi là độ tuổi thích hợp cho trẻ học về nghệ thuật như vẽ, đàn phím và hát. Một lần nữa, học ở đây là chơi để học. Đừng tạo quá nhiều áp lực, cứ để con tham gia, vui chơi và học từ đó.
- Trước khi chọn trường mẫu giáo và quyết định 1 nơi để trẻ học khi trẻ bước sang 3 tuổi, đừng đặt nặng vào cơ sở vật chất hay chương trình có song ngữ hay không, mà nên tập trung vào triết lý và phương pháp giảng dạy của trường đó. Và hơn hết, liệu nơi đó có tập trung phát triển tương tác với con trẻ hay chỉ là 1 nơi giữ trẻ và “lãng phí” thời gian quý báu của trẻ.
3. ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC
Theo kết quả nghiên cứu Karoly, bạn bỏ ra 1 đồng ở giai đoạn này sẽ lấy lãi 9 lần ở giai đoạn sau, đồng nghĩa sẽ giảm 9 lần nguy cơ trẻ va vào các tệ nạn xấu, phạm pháp, nghiện rượu, ma túy. Trẻ sẽ có 9 lần cơ hội phát triển bản thân, tự đầu tư kinh tế tốt và trở thành 1 công dân tốt cho xã hội. Bạn được khuyên nên làm những điều sau:
- Giúp trẻ nhỏ hiểu hơn về giá trị của sự cho đi bằng cách giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể và chia sẻ như tham gia làm người gây quỹ từ sớm khi bé từ 4 tuổi.
- Giúp trẻ biết tiết kiệm và giá trị của đồng tiền. Ví dụ, Dạy trẻ biết chia nhỏ phần tiền của mình thành những con heo đất với mục đích riêng như con heo vàng dành để tiêu xài (VD ăn kem), con heo đỏ dùng để dành mua gì đó (VD bạn không cho bé tiền để mua sách/đồ chơi, nhưng trẻ có thể dùng tiền trong con heo đỏ để mua khi trẻ để dành đủ tiền), 1 con heo xanh để trẻ tìm cơ hội đầu tư (VD số tiền trẻ để vào heo xanh có thể mua thiệp bán ở hội chợ dành cho trẻ con vào giáng sinh, số tiền lãi bán được trẻ có thể mua những gì trẻ muốn, hoặc để vào heo đỏ). Đó là cách mà người Do Thái dạy những đứa con của họ về cơ cấu của dòng tiền.
- Làm gương cho trẻ: Biết xếp hàng và chấp nhận đợi đến lượt, không chen lấn, không vượt đèn đỏ, không lãng phí thời gian nằm dài xem hài nhảm..
- Không la mắng kiểu hổ báo với trẻ. Nên sử dụng các biện pháp được khuyên để giáo dục trẻ như nguyên nhân-hệ quả, timeout, và 1,2,3 magic để giúp trẻ nhận ra hành vi.
* Bài viết có tham khảo từ nguồn:
Masse, L. and Barnett, W.S., (2005) A Benefit Cost Analysis of the Abecedarian Early Childhood Intervention
Karoly et al., (2005) Early Childhood Interventions: Proven Results, Future Promise (2005);
Heckman et al.,(2009) The Effect of the Perry Preschool Program on the Cognitive and Non-Cognitive Skills of its Participants.Mónica H. & Gurleen P. (2017)
Children’s Development and Parental Input: Evidence From the UK Millennium Cohort Study. Demography. 54:485–511