Học nhiều ngôn ngữ có ảnh hưởng gì đến trẻ hay không?
Khác với tiếng Anh hay bất kì một ngôn ngữ nào khác trên Thế giới, tiếng Trung là ngôn ngữ tượng hình nên để nhớ mặt chữ của từ bắt buộc phải học thuộc từng chữ. Chính vì độ khó của ngôn ngữ này, câu hỏi được cha mẹ đặt ra “Nên cho trẻ học tiếng Trung vào độ tuổi nào?” và “Có nên cho trẻ học tiếng Trung từ nhỏ?”. Cùng The Dragon tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn được xem là con rồng Châu Á với nền kinh tế phát triển đứng thứ 2 Thế giới. Bên cạnh đó, số lượng công ty có vốn đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thì tiếng Trung cũng dần khẳng định được sự cần thiết và hữu ích dành cho người học. Khi mức lương và cơ hội phát triển của người biết sử dụng tiếng Trung luôn cao hơn 15% so với người chỉ biết ngôn ngữ mẹ đẻ.
Cùng với đó nên bạn đang có định hướng tương lai cho trẻ du học tại Trung Quốc hay các đất nước sử dụng tiếng Trung, thì việc đầu tư ngay từ nhỏ bằng cách học tiếng Trung ngay hôm nay là điều cần thiết, thực tế có hơn 1.4 tỷ người đang nói tiếng Trung trên thế giới. Điều đó giúp trẻ dễ dàng làm quen, ghi nhớ và thành thạo tiếng Trung.
Ngoại ngữ là điều kiện quan trọng để hòa nhập, tiếp cận và cập nhật trí thức. Trong đó tiếng Trung đang dần trở thành ngôn ngữ toàn cầu, vì thế để bé học tiếng Trung càng sớm sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn.
Với độ tuổi từ 3 – 6 tuổi sẽ là độ tuổi tốt nhất phụ huynh có thể cho bé tiếp xúc với tiếng Trung. Đây là độ tuổi mà não bộ trẻ đang phát triển nên dễ tiếp thu được ngôn ngữ mới. Bên cạnh đó học ngoại ngữ sẽ giúp các em tự tin, năng động và rèn luyện trí nhớ. Học tiếng Trung trong độ tuổi này sẽ mang lại những lợi ích cho bé như:
Rất nhiều phụ huynh băn khoăn và lo lắng rằng, việc cho con học ngoại ngữ (Tiếng Trung) từ bé sẽ ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng Việt của con. Dĩ nhiên, đây là những suy nghĩ đúng và có căn cứ của ba mẹ.
Theo bà Elaine Schneider – Tiến sĩ tâm lý, chuyên gia ngôn ngữ của Mỹ, trẻ được tiếp xúc với một ngôn ngữ thứ hai càng sớm càng tốt. Bà Elaine Schneider ví não bộ của trẻ nhỏ như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh, nghĩa là nếu được tiếp xúc với ngoại ngữ sớm thì khả năng hút của “miếng bọt biển” càng mạnh mẽ hơn.
Chung quan điểm, PGS.TS Trần Thị Thu Mai – Phó trưởng Khoa Tâm lý giáo dục (Đại học Sư phạm TP.HCM) cho biết: “Từ 20 tháng cho đến 8 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ nên được các chuyên gia gọi là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ”. Nếu trẻ được tạo điều kiện học ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ thì sẽ phát huy tốt khả năng ngôn ngữ và tư duy logic khi trưởng thành. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng độ tuổi 2,5 đến 6 tuổi là thời điểm lý tưởng để học ngoại ngữ thứ 2”.
Bên cạnh đó nghiên cứu của Đại học Harvard xác nhận rằng việc học thêm các ngôn ngữ sẽ làm tăng các kỹ năng tư duy phê phán, sáng tạo và tăng sự linh hoạt trong quá trình tư duy của trẻ nhỏ… Những học sinh học ngoại ngữ từ bé đồng thời cũng có kết quả làm bài tốt hơn ở các môn học khác.
Tuy nhiên, yếu tố quyết định sự “thành bại” trong giai đoạn này chính là phương pháp học ngoại ngữ và môi trường học ngoại ngữ. Các yếu tố này nếu không phù hợp với lứa tuổi của trẻ thì sẽ như “con dao hai lưỡi”, ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt ngôn ngữ và cả tâm lý của trẻ. Vì vậy ba mẹ cần cẩn trọng trong việc lựa trung tâm cho con theo học.
The Dragon tổ chức giáo dục nghiên cứu và giảng dạy nghệ thuật ngôn ngữ tiếng Trung và Tiếng Anh. Xây dựng và phát triển:
Copyright © 2022 The Dragon Academy. All rights reserved.